Hệ thống thần linh Tôn giáo Sumer

Phát triển

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng nền văn minh Sumer bắt đầu tại thời điểm giữa k. 4500 và 4000 trước Công nguyên, nhưng những ghi chép lịch sử sớm nhất chỉ có từ khoảng 2900 trước Công nguyên.[14] Người Sumer ban đầu thực hành một tôn giáo đa thần, với các vị thần được nhân hóa đại diện cho các lực lượng vũ trụ và mặt đất trong thế giới của họ.[7]:178–179 Các tác phẩm văn học Sumer đầu tiên từ thiên niên kỷ thứ ba trước Công nguyên xác định bốn vị thần chính: An, Enlil, NinhursagEnki. Những vị thần ban đầu được cho là có đôi khi cư xử tinh quái với nhau, nhưng thường được xem là cùng nhau hợp tác để vận hành trật tự sáng tạo.[15]

Vào giữa thiên niên kỷ thứ ba trước Công nguyên, xã hội Sumer ngày càng đô thị hóa.[7]:178–179 Do đó, các vị thần Sumer bắt đầu mất đi mối liên hệ ban đầu với thiên nhiên và trở thành vị thần bảo trợ của các thành bang khác nhau.[7]:179 Mỗi thành bang Sumer có vị thần bảo trợ cụ thể của riêng mình,[7]:179 là người bảo vệ thành phố và bảo vệ lợi ích của chính họ.[7]:179 Nhiều danh sách có tên một số lượng lớn các vị thần Sumer đã được tìm thấy. Thứ tự về mức độ quan trọng của họ và mối quan hệ giữa các vị thần đã được nghiên cứu thông qua các phiến đất sét chữ hình nêm.[16]

Vào cuối những năm 2000 trước Công nguyên, người Sumer đã bị người Akkad chinh phục.[7] :179 Người Akkad đã đồng hóa các vị thần của riêng họ với các vị thần Sumer,[7]:179 khiến tôn giáo Sumer dần mang màu sắc Semitic.[7]:179 Các nam thần bắt đầu thống trị[7]:179 và các vị thần hoàn toàn mất đi mối liên hệ ban đầu với các hiện tượng tự nhiên.[7]:179–180 Mọi người bắt đầu coi các vị thần cũng sống trong một xã hội phong kiến với phân tầng giai cấp.[7]:179–181 Các vị thần quyền lực như EnkiInanna dần được coi là nhận được sức mạnh thông qua vị thần chính là Enlil.[7]:179–180

Các vị thần lớn

Con dấu hình trụ Akkadian từ k. 2300 TCN mô tả các vị thần Inanna, Utu, Enki và Isimud [6] :32–33

Phần lớn các vị thần Sumer được gọi là Anunna ([hậu duệ] của An), còn bảy vị thần lớn, bao gồm cả Enlil và Inanna, là những người có tư cách "phán quan Địa phủ" được gọi là Anunnaki ([hậu duệ] của An + Ki). Trong triều đại thứ ba của Ur, hệ thống thần linh Sumer được cho là bao gồm sáu mươi lần sáu mươi (3600) vị thần.[7]:182

Enlil là vị thần của không khí, gió và bão,[17]:108 cũng là vị thần chính của Sumer[17]:108[18]:115–121 và thần bảo trợ của thành phố Nippur.[19]:58 [20]:231–234 Người phối ngẫu chính của ông là Ninlil, nữ thần của gió nam,[21]:106, một trong những vị thần đầu tiên của Nippur và được cho là cư ngụ trong cùng một ngôi đền với Enlil.[22] Ninurta là con trai của Enlil và Ninlil, là thần chiến tranh, nông nghiệp và là một trong những vị thần gió của người Sumer. Ông là vị thần bảo trợ của Girsu và là một trong những vị thần bảo trợ của Lagash.

Enki là thần nước ngọt, khả năng sinh sản của nam giới và kiến thức.[10]:75 Trung tâm thờ phụng chính của ông là ngôi đền E-abzu ở thành Eridu.[10]:75 Ông là người bảo trợ và người tạo ra loài người[10]:75 và là người bảo trợ cho văn hóa nhân loại.[10]:75 Người phối ngẫu chính của ông là Ninhursag, nữ thần đất của người Sumer.[10]:140 Ninhursag được thờ phụng ở các thành phố Kesh và Adab.[10]:140

Con dấu hình trụ Akkad cổ đại mô tả Inanna dẫm lên lưng sư tử, còn Ninshubur đứng bên cạnh phục vụ, k. 2334-2154 TCN.[23] :92, 193

Inanna là nữ thần tình yêu, tình dục, mại dâm và chiến tranh của người Sumer.[10]:109 Bà là nhân cách hóa thần thánh của Sao Kim, đồng thời là Sao Hôm và Sao Mai.[10]:108–109 Trung tâm thờ phụng chính của bà là đền Eanna ở Uruk, nơi ban đầu thờ phụng An.[24] Có nhiều truyền thuyết khác nhau về cha mẹ của bà;[10]:108 phần lớn bà được cho là con gái của Nanna và Ningal,[23]:ix-xi, xvi nhưng, trong một số câu chuyện khác, bà là con gái của Enki hoặc An cùng với một người mẹ vô danh.[10]:108 Người Sumer có nhiều huyền thoại về bà hơn bất kỳ vị thần nào khác.[6]:101[23]:xiii, xv Các huyền thoại liên quan đến bà xoay quanh những lần bà đi chinh phục và chiếm lĩnh lãnh địa của các vị thần khác.[25]

Utu là thần mặt trời, có trung tâm thờ phụng chính là ngôi đền E-babbar ở Sippar.[26] Utu chủ yếu được coi là vị thần ban phát công lý;[7] :184 ông được tin là sẽ bảo vệ người công chính và trừng phạt kẻ ác.[7]:184 Nanna là thần mặt trăng và trí tuệ. Ông là cha của Utu và là một trong những vị thần bảo trợ của Ur.[27] Ông cũng có thể là cha của Inanna và Ereshkigal. Ningal là vợ của Nanna,[28] và có thể là mẹ của Utu, Inanna và Ereshkigal.

Ereshkigal là nữ thần của thế giới ngầm Sumer, được biết đến với cái tên Kur.[7]:184 Bà là chị gái của Inanna.[29] Trong các huyền thoại sau này, chồng bà là thần chết Nergal.[7]:184 Người gác cổng của địa phủ là thần Neti.[7]:184

Nammu là vùng biển nguyên thủy (Engur), sinh ra An (trời) và Ki (đất) cùng với các vị thần đầu tiên; sau này vai trò của bà được thay thế bởi nữ thần Tiamat trong thần thoại sáng thế Babylon Enuma Elish. An là vị thần Sumer cổ đại của thiên giới. Ông là tổ tiên của tất cả các vị thần lớn khác[30] và là vị thần bảo trợ ban đầu của Uruk.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tôn giáo Sumer //www.amazon.com/dp/B000S97EZ2 http://booksandjournals.brillonline.com/content/jo... http://mi.byu.edu/publications/books/?bookid=21&ch... http://faculty.gordon.edu/hu/bi/Ted_Hildebrandt/OT... http://oracc.museum.upenn.edu/amgg/ http://oracc.museum.upenn.edu/amgg/listofdeities/a... http://oracc.museum.upenn.edu/amgg/listofdeities/a... http://wsu.edu/~dee/MESO/SUMER.HTM http://www.ancient.eu/article/701/ http://home.comcast.net/~chris.s/hittite-ref.html#...